Pháp luật Trọng tài thương mại


KIẾN THỨC PHÁP LUẬT :

     Pháp luật về trọng tài thương mại là môn học pháp lý chuyên ngành, cung cấp cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về trọng tài thương mại nói chung, trọng tài quốc tế nói riêng, với tư cách và một phương thức giải quyết tranh chấp tư.

     Các vấn đề được nghiên cứu cụ thể bao gồm: Thẩm quyền, các loại trọng tài thương mại nói chung, trọng tài quốc tế nói riêng, trọng tài quốc tế trong mối tương quan với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác, tố tụng trong trọng tài quốc tế,..

     Bên cạnh đó, môn học còn đề cập vấn đề áp dụng trong trọng tài quốc tế, vấn đề công nhận và cho thi hành phan quyết của trọng tài nước ngoài.

Môn học gồm 3 vấn đề chính:

- Tổng quan về Trọng tài thương mại và Trọng tài quốc tế

- Luật áp dụng trong trọng tài quốc tế

- Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

========================

Chương 1: Khái quát về trọng tài (13)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Trọng tài là gì, khác với Tòa án ở những điểm nào?>>>Xem đáp án

  2. Việt Nam đã ghi nhận trọng tài từ bao lâu?>>>Xem đáp án

  3. Phân biệt trọng tài với thương lượng, hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp ?>>>Xem đáp án

  4. Có các loại trọng tài nào, trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc khác nhau ở điểm nào?>>>Xem đáp án

  5. Việt Nam đã cho phép trọng tài áp dụng lẽ công bằng chưa? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời?>>>Xem đáp án

  6. Có những nguồn luật nào điều chỉnh trọng tài?>>>Xem đáp án

  7. Việt Nam đã là nước được coi là theo Luật Mẫu chưa? Vì sao?>>>Xem đáp án

  8. Cho biết các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?>>>Xem đáp án

  9. Mất quyền phản đối có được áp dụng cho tố tụng trọng tài tại trọng tài Việt Nam và trọng tài nước ngoài không? Vì sao?.>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Doanh nghiệp B. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận, “Mọi tranh chấp phát sinh từ bản đồng này được giải quyết bằng trong tài”. Bên B nhận hàng nhưng không thanh toán cho A và A dự kiến khởi kiện B để yêu cầu thanh toán tiền hàng cũng như tiền lãi chậm trả. Trước khi khởi kiện B, A mong muốn anh/chị làm rõ những vấn đề sau:

  1. Cho biết những điểm giống và khác nhau cơ bản khi tranh chấp như trên được giải quyết tại Tòa án hay tại trọng tài?
  2. A có thể khởi kiện B ra Tòa án Việt Nam không ? Vì sao?
  3. A có thể khởi kiện là ra một Trung tâm trọng tài của Việt Nam như VIAC không? Vì sao?
  4. Cho biết những điểm khác biệt cơ bản giữa trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc và A có thể khởi kiện B theo hình thức trọng tài vụ việc không? Vì sao?

>>>Xem đáp án

Chương 2: Thỏa thuận trọng tài (58)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Thỏa thuận trọng tài có phải là một hợp đồng dân sự không?>>>Xem đáp án

  2. Xác định vai trò và ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài đối với thủ tục tố tụng trọng tài?>>>Xem đáp án

  3. Phân tích tính độc lập của thỏa thuận trọng tài so với hợp đồng có thỏa thuận trọng tài?>>>Xem đáp án

  4. Tại sao điều khoản trọng tài lại độc lập với hợp đồng?>>>Xem đáp án

  5. Hãy cho biết trong trường hợp nào thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó?>>>Xem đáp án

  6. Phân biệt trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu và thỏa thuận trọng tài không thực hiện được?>>>Xem đáp án

  7. Thỏa thuận trọng tài cần phải bảo đảm những nội dung gì? Vì sao?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Công ty A (Việt Nam), hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối thiết bị y tế ký hợp đồng mua bán thiết bị với Công ty B (Pháp) chuyên sản xuất thiết bị ý tế nội soi. Tại Điều11 của hợp đồng, các bên thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hoặc tại Tòa án kinh tế thẩm quyền của Việt Nam. Ngôn ngữ cho thủ tục giải quyết tranh chấp là tiếng Pháp. Mọi chi phí phát sinh, bao gồm không giới hạn phí luật sư và chi phi giám định, sẽ hoàn toàn do bên thua kiện chịu”. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có tranh chấp. Sau hơn hai tháng đàm phán bất thành, doanh nghiệp B quyết định sẽ tiến hành khởi kiện để buộc doanh nghiệp A thanh toán, doanh nghiệp B cũng sẵn sàng tiến hành kiện doanh nghiệp A để đòi bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ.

Anh/chị cho biết:

  1. Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng giữa các bên có hiệu lực pháp luật và ràng buộc các bên không? Vì sao?
  2. Cơ quan tài phán nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp này? Vì sao?

>>>Xem đáp án

Chương 3: Tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài (100)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Cho biết những tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài theo Luật Trọng tài. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?>>>Xem đáp án

  2. Tranh chấp dân sự có được giải quyết bằng trọng tài không? Vì sao?>>>Xem đáp án

  3. Cho biết xu hướng trên thế giới đối với loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài?>>>Xem đáp án

  4. Cho biết Luật Trọng tài có nên được sửa đổi để mở rộng loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài. Nếu rõ lý do trong trường hợp theo hướng mở rộng loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài.?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A ký hợp đồng lao động với cá nhân B. Bên cạnh hợp đồng lao động, các bên còn có Thỏa thuận không cạnh tranh theo đó, sau khi kết thúc hợp đồng lao động với A, B không được cạnh tranh với A và không được làm cho công ty cạnh tranh với A trong thời gian 2 năm. Trong Thỏa thuận không cạnh tranh, các Bên còn thỏa thuận “Mọi tranh chấp phát sinh từ thỏa thuận  này được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)".

Sau khi kết thúc hợp đồng với A, B ký hợp đồng lao đồng với doanh nghiệp C, đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp A. An dự kiến khởi kiện B để tuân thủ Thỏa thuận không cạnh tranh, tiền phạt do vi pham hợp đồng.

Trước khi khởi kiện B, A mong muốn anh/ chị làm rõ vấn đề sau:

1) Nếu A khởi kiện B ra Tòa án, Tòa án có thụ lý giải quyết tranh chấp không? Vì sao?

2) Tranh chấp giữa A và B về Thỏa thuận không cạnh tranh có thể được giải quyết tại VIAC không? Vì sao?

>>>Xem đáp án 

Chương 4: Trọng tài viên, Hội đồng trọng tài và các bên trong tranh chấp (130)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Số lượng trọng tài viên của Hội đồng trọng tài có thể là số chẵn? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?>>>Xem đáp án

  2. Người không có bằng cử nhân luật cũng có thể là trọng tài viên? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?>>>Xem đáp án

  3. Thẩm phán đương nhiệm không thể là trọng tài viên? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?>>>Xem đáp án
  4. Cho biết những căn cứ để thay đổi trọng tài viên?>>>Xem đáp án

  5. Cho biết thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp?>>>Xem đáp án

  6. Cho biết thẩm quyền của Hội đồng trong tối sau khi ban hành phán quyết?>>>Xem đáp án

  7. Trong tài viên Hội đồng trong tài được miễn trừ trách nhiệm khi giải quyết tranh chấp?>>>Xem đáp án

  8. Trong tố tụng trọng tài, có tồn tại khái niệm “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” không? Nêu cơ sở khi trả lời?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A xác lập hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp B. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam”. Thực tế, doanh nghiệp B không thanh toán tiền dịch vụ cho doanh nghiệp A và doanh nghiệp A muốn khởi kiện doanh nghiệp B để yêu cầu thanh toán tiền dịch vụ và lãi chậm trả.

Trước khi khởi kiện doanh nghiệp B, doanh nghiệp A mong muốn anh/chị tư vấn những vấn đề sau:

1) Doanh nghiệp A có được lựa chọn giữa hình thức trọng tài vụ việc và hình thức trọng tài quy chế không? Vì sao?

2) Cho biết những điểm khác nhau cơ bản trong việc chỉ định trọng tài viên quy chế và trọng tài viên vụ việc?

3) Để tiết kiệm và nhanh, doanh nghiệp A muốn Hội đồng trọng tài với một trọng tài viên duy nhất có được không? Vì sao?

4) Một khi Hội đồng trọng tài đã được thành ;ập, doanh nghiệp A có thể yêu cầu thay đổi trọng tài viên không? Vì sao?

>>>Xem đáp án 

Chương 5: Tố tụng trọng tài (170)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Anh chị hãy phân tích vai trò, ý nghĩa của việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thủ tục tố tụng trọng tài?>>>Xem đáp án

  2. Anh chỉ phân tích vai trò, ý nghĩa của việc xác định địa điểm trọng tài? Hãy cho biết địa điểm trọng tài có khác với địa điểm của phiên xét xử trọng tài?>>>Xem đáp án
  3. Đơn khởi kiện trọng tài cần bảo đảm những nội dung gì?>>>Xem đáp án

  4. Bên bị đơn có bắt buộc phải nộp Bản tự bảo vệ? Trường hợp Bị đơn không làm Bản tự bảo vệ thi hậu quả pháp lý là gi?>>>Xem đáp án

  5. Hãy phân tích vai trò và vị trí của Luật Trọng tài và Quy tắc tố tụng trọng tài?>>>Xem đáp án

  6. Theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại 2010, nếu có nhiều Nguyên đơn cùng kiện một Bị đơn, Hội đồng trọng tài có được quyền gộp các vụ kiện lại không?>>>Xem đáp án

  7. Xác định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài và quy trình điều kiện để áp dụng các biện pháp liên quan?>>>Xem đáp án

  8. Phân tích về đình chỉ thủ tục trọng tài và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục trọng tài?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A của Việt Nam xác lập hợp đồng với doanh nghiệp B của Nhật Bản về hệ thống máy lạnh cho nhà máy chế biến thịt đông lạnh. Hợp đồng có điều khoản trọng tài như sau:” Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), với các trọng tài viên được chọn từ danh sách của VIAC, và theo Quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapor (SIAC). Hội đồng trọng tài gồm ba trong tài viên, mỗi bên chỉ định một trọng tài và hai trọng tài này sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm chủ tịch. Địa điểm diễn ra phiên trọng tài là Singapore. Ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh”.

Sau đó các bên có tranh chấp. Doanh nghiệp A khởi kiện doanh nghiệp B ra VIAC và thông báo cho doanh nghiệp B biết về việc tiến hành thủ tục trọng tài. Sau khi nhận được thông báo, doanh nghiệp B đã phản đối, cho rằng do các bên thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng của SIAC nên địa điểm giải quyết tranh chấp phải là Singapore.

Anh chị cho biết:

  1. Với thỏa thuận trọng tài nêu trên, VIAC có thẩm quyền xử lý đơn khởi kiện không? Vì sao?
  2. Nếu các bên thực sự mong muốn sử dụng VIAC, điều khoản trọng tài nên được thể hiện thế nào? Vì sao?
  3. Địa điểm trọng tài trong trường hợp này là ở đâu? Vì sao?
  4. Nếu VIAC có thẩm quyền, thời điểm bắt đầu tổ tụng trọng tài trong vụ việc này là khi nào? Vì sao?
  5. Nếu doanh nghiệp B muốn có đơn kiện lại, thủ tục tiến hành lại như thế nào? Vì sao?
  6. Trường hợp Hội đồng trọng tài lấy ý kiến chuyên gia để làm rõ vấn đề ký thuật, việc lấy ý kiến chuyên gia được thực hiện như thế nào? Ai sẽ phải chịu chi phí cho chuyên gia?

>>>Xem đáp án

Chương 6: Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp (223)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Cơ sở pháp lý áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế? Nêu đặc trưng và điều kiện áp dụng?>>>Xem đáp án

  2. Phân biệt pháp luật điều chỉnh nội dung tranh chấp và pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài?>>>Xem đáp án

  3. Nêu và giải thích cơ sở pháp lý của việc xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài?>>>Xem đáp án

  4. Cho biết cách xác định pháp luật điều chỉnh nội dung tranh chấp khi các bên không có thỏa thuận pháp luật điều chỉnh?>>>Xem đáp án

  5. Cho biết thời điểm các bên có thể thỏa thuận pháp luật điều chỉnh nội dung tranh chấp?>>>Xem đáp án

  6. Cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay các bên trong vụ tranh chấp có nghĩa vụ chứng minh “Luật phù hợp nhất” được áp dụng giải quyết tranh chấp? Giải thích.?>>>Xem đáp án

  7. Về bản chất và điều kiện áp dụng, tập quán thương mại và thói quen thương mại là giống nhau? Khi được các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn thì tập quán được áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh? Tại sao?>>>Xem đáp án

  8. Về bản chất và điều kiện áp dụng thì Lex mercatoria và tập quán thương mại là giống nhau? Lex mercatoria là nguồn luật được áp dụng điều chỉnh hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài? Giải thích tại sao.?>>>Xem đáp án

  9. “Lẽ công bằng” có thể được áp dụng cho mọi tranh chấp? Đối với tranh chấp thương mại thì lẽ công bằng được áp dụng, kể cả khi nội dung vụ tranh chấp được quy định trong pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp? Giải thích?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A (Hàn Quốc) xác lập hợp đồng mua bán với doanh nghiệp B (Việt Nam). Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay liên quan đến Hợp đồng này được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)”. Trong hợp đồng, các bên không có thỏa thuận về pháp luật điềuchính hợp đồng.

Doanh nghiệp B đã nhận hàng nhưng không thanh toán tiền hàng. Do đó, doanh nghiệp A dự kiến khởi kiện doanh nghiệp B tại VIAC. Trước khi khởi kiện doanh nghiệp B ra VIAC, doanh nghiệp A mong muốn anh/chị tư vấn những nội dung sau:

  1. Hợp đồng này được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật nào, có được áp dụng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 không? Vì sao?
  2. Khi giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có được áp dụng tập quán quốc tế không? Vì sao?
  3. Trong trường hợp văn bản và hợp đồng không đầy đủ, Hội đồng trọng tài có được áp dụng án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp không? Vì sao?

>>>Xem đáp án

Chương 7: Phán quyết trọng tài (256)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Thế nào là một phán quyết trọng tài?>>>Xem đáp án

  2. Phán quyết trọng tài khác quyết định trọng tài ở điểm nào?>>>Xem đáp án

  3. Cho biết các loại phán quyết trọng tài?>>>Xem đáp án

  4. Hội đồng trọng tài có được giải thích, chính sửa phán quyết trọng tài không? sao?>>>Xem đáp án

  5. Có thể phúc thẩm, giảm đốc thẩm, tái thẩm phán quyết trọng tài không? Vì sao?>>>Xem đáp án

  6. u căn cứ hủy phán quyết trọng tài?>>>Xem đáp án

  7. Sau khi phán quyết trọng tài bị hủy, tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài không? Vì sao?.>>>Xem đáp án

  8. Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyền trọng tài không? Vì sao?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Doanh nghiệp B. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận, “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được  giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam-VIAC”. B đã nhận hàng nhưng không thanh toán cho A và A đã khởi kiện B để yêu cầu thanh toán tiền hàng cũng như tiền lãi chậm trả tại VIAC. Doanh nghiệp mới nhận được phán quyết trọng tài của VIAC chấp nhận yêu cầu của mình và mong muốn anh/chị làm rõ những vấn đề sau:

  1. Khi không hài lòng với phán quyết, doanh nghiệp B có được yêu cầu phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm không? Vì sao?
  2. Nếu doanh nghiệp Bộ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, doanh nghiệp A có thể yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế doanh nghiệp là thi hành phán quyết không? Vì sao?
  3. Khi mong muốn tiến hành cưỡng chế thi hành phán quyết doanh nghiệp A sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án nơi nào để tiến hành cưỡng chế?

>>>Xem đáp án

Chương 8: Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (305)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Phân biệt “công nhận” và “thi hành” phán quyết của trọng tài nước ngoài? Cơ sở pháp lý để phân biệt sự khác nhau của các chế định này?.>>>Xem đáp án

  2. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài được đặt ra cho các phán quyết trọng tài? Giải thích tại sao và nêu các căn cứ pháp lý?>>>Xem đáp án

  3. Trình bày mối quan hệ pháp lý giữa công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài? Điều kiện tiên quyết cho việc thi hành là gì? Tại sao?>>>Xem đáp án

  4. Nêu và phân biệt các căn cứ pháp lý từ chối công nhận và cho thi hành khi Tòa án quốc gia xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài?>>>Xem đáp án

  5. Pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng cho việc công nhân và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý của việc áp dụng đó?>>>Xem đáp án

  6. Điều kiện tiên quyết để cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài? Tại sao gọi đó là điều kiện tiên quyết? Cơ sở pháp lý của các điều kiện đó?>>>Xem đáp án

  7. Phán quyết của trọng tài nước ngoài được Tòa án quốc gia công nhận thì đương nhiên được cho thi hành? Tại sao?>>>Xem đáp án

  8. Một phán quyết của trọng tài nước ngoài bị Tòa án tuyên là vô hiệu (tại nước tuyên phán quyết - nước gốc, thì đương nhiên không được công nhận và cho thi hành tại quốc gia nơi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành? Nêu các căn cứ pháp lý và giải thích?>>>Xem đáp án

  9. Một phán quyết của trọng tải nước ngoài bị hủy tại nước tuyên phán quyết (nước gốc) thì đương nhiên không được công nhận và cho thi hành tại quốc gia khác (nơi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành)?>>>Xem đáp án

  10. Phiên tòa xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trong tài nước ngoài trước hết, phải tuân thủ pháp luật quốc gia nơi ra phán quyết và pháp luật quốc gia nơi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành? Giải thích tại sao?>>>Xem đáp án

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Doanh nghiệp A (Trung Quốc) xác lập hợp đồng với doanh nghiệp B (Việt Nam). Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế của Singapore (SIAC). Các bên có tranh chấp và SIAC đã ban hành phán quyết trọng tải. Doanh nghiệp A muốn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài để buộc doanh nghiệp B thi hành phán quyết. Trước khi tiến hành yêu cầu công nhận và cho thi hành, doanh nghiệp A mong muốn anh/chị tư vấn những vấn đề sau:

  1. Cho biết việc công nhận và cho thi hành phán quyết trên chịu sự điều chỉnh của văn bản nào? Vì sao?
  2. Doanh nghiệp A có cần nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài thông qua Bộ tư pháp không? Vì sao?
  3. Tòa án cấp nào và Tòa án nơi nào có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài? Vì sao?
  4. Khi yêu cầu công nhận và cho thi hành phân quyết trong tài, doanh nghiệp A phải cung cấp những tài liệu nào? Vì sao?
  5. Tòa án Việt Nam thường căn cứ vào những lý do nào để từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài? Vì sao?

>>>Xem đáp án

VIDEO :
(đang cập nhật)
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN :
  1. Doanh nghiệp (Xem danh mục văn bản)
  2. Hợp tác xã (Xem danh mục văn bản)
  3. Tổ hợp tác (Xem danh mục văn bản)
  4. Hòa giải ở cơ sở (Xem danh mục văn bản)
  5. Phá sản (Xem danh mục văn bản)
  6. Trọng tài thương mại (Xem danh mục văn bản)
  7. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Xem danh mục văn bản)
  8. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng(Xem danh mục văn bản)
  9. Cạnh tranh (Xem danh mục văn bản)
  10. Quản lý ngoại thương (Xem danh mục văn bản)
  11. Chứng khoán (Xem danh mục văn bản)
  12. Đầu tư công (Xem danh mục văn bản)
  13. Một số hoạt động kinh doanh đặc thù (Xem danh mục văn bản)
  14. Thương mại (Xem danh mục văn bản)

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét