KIẾN THỨC PHÁP LUẬT :
Chương I . KHÁI
QUÁT LUẬT THUƠNG MẠI VIỆT NAM 9 - Quan niệm về luật kinh tế, luật thương mại, luật kinh
doanh
- Sơ lược lịch sử phát triển của luật thương mại Việt
Nam
- Khái niệm luật thương mại
Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương II . PHÁP
LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 75
- Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân 73
- Pháp luật về hộ kinh doanh cá thể 99
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật)
Chương III.
PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TI 111
A. Những vấn đề cơ bản về công ti 109
- Sự ra đời, phát triển của công ti và luật công ti
109
- Các loại hình công ti phổ biến trên thế giới 115
B. Công ti theo pháp luật Việt Nam 129
- Những vấn đề chung vể công ti 127
- Công ti trách nhiệm hữu hạn 149
- Công ti cổ phần 156
- Công ti hợp danh 168
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật)
Chương IV. PHÁP
LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 177
- Bản
chất của doanh nghiệp nhà
nước 175
- Tổ chức quản lí công ti nhà nước 182
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công ti nhà nước 189
- Thành lập, tổ chức lại, giải thể công ti nhà nước
196
- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
đối với công ti nhà nước và đối với
vốn nhà nước ở các doanh nghiệp khác 211
- Tổng công ti nhà nước 220
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật)
Chương V. PHÁP
LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ 231
- Khái niệm, đặc điểm của hợp tác xã 229
- Nguyên tắc, tổ chức, hoạt động của hợp tác xã 238
- Thành lập, tổ chức lại và giải thể hợp tác xã 247
- Quyền, nghĩa vụ cơ ban của hợp tác xã 257
- Quy chế pháp lí về xã viên trong hợp tác xã 267
- Quy chế pháp lí về tổ chức, quản lí hợp tác xã 274
- Chế độ pháp lí vể tài sản và tài chính của hợp tác xã 286
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật)
Chương VI . KHÁI
LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 295
- Khái quát về cạnh tranh 293
- Những vấn đề lí thuyết chung về pháp luật cạnh tranh 312
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật)
Chương VII. PHÁP
LUẬT CẠNH TRANH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 342
- Bối cảnh ra đời Luật cạnh tranh 339
- Luật cạnh tranh - Những quy định chung 348
- Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh 356
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 375
- Tố tụng cạnh tranh 388
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật)
Chương VIII.
QUẢN
LÍ NHÀ NUỚC TRONG LĨNH VỰC THUƠNG
MẠI 405
A . Chế độ pháp lí về giấy phép kinh doanh 403
- Khái niệm, đặc điểm của giấy phép kinh doanh 403
- Các loại giấy phép kinh doanh, thẩm quyền và thủ tục
cấp giấy phép kinh doanh 409
B. Quản lí nhà nưóc về chất lượng sản phẩm, hàng hoá 419
- Những vấn đề chung về quản lí chất lượng sản phẩm,
hàng hoá 419
- Nội dung cư bản của quán lí chất lượng sản phẩm,
hàng hoá theo pháp luật hiện hành 431
C.
Quản lí nhà nước về giá 449
- Giá cả trong nền kinh tế thị trường 449
- Quản lí nhà nước vể giá trong nền kinh tế thị trường
462
Câu hỏi ôn tập : (đang cập nhật) Chương IX. Pháp luật về mua bán hàng hóa 3
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương X. Pháp luật về dịch vụ trung gian thương mại 73
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương XI. Pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân 123
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương XII. Pháp luật về đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 175
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương XIII. Pháp luật về vận chuyển, giao nhận và giám định hàng hóa 225
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương XIV. Pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại 273
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật)
Chương XV. Khái quát về phá sản và pháp luật phá sản 329
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật) Chương XVI. Thủ tục phá sản Doanh nghiệp, Hợp tác xã 1 (đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật) Chương XVII. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 61 (đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật) Chương XVIII. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại 105
(đang cập nhật) Câu hỏi ôn tập :
(đang cập nhật) MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ÔN TẬP LUẬT THƯƠNG MẠI 1: Câu
số 1. Dựa vào quy định của pháp luật, Anh (Chị) hãy phân biệt - Các khái niệm : Thương
nhân, thương gia, doanh nhân nhân, doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm tài sản
hữu hạn với trách nhiệm tài sản vô hạn.
- Doanh nghiệp tư nhân với
hộ gia đình.
- Thành viên hợp danh và
thanh viên góp vốn trong công ty hợp danh.
- Phân biệt hợp tác xã
(Theo Luật Hợp tác xã 2012) với công ty TNHH 2 thành viên.
- Phân biệt xã viên hợp tác
xã với thành viên công ty
Câu
số 2. Dựa vào các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005,
Anh (Chị) hãy : - So sánh Công ty hợp danh
với Doanh nghiệp tư nhân.
- So sánh công ty trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên với doanh nghiệp tư nhân.
- So sánh cổ phiếu với trái
phiếu.
- Phân biệt vốn cam kết và
vốn đã góp.
- Phân biệt vốn góp và phần
vốn góp.
Câu số 3. Theo quy định của Luật doang nghiệp, những tài sản nào
là tài sản phải định giá khi góp vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh. Việc định
giá tài sản được tiến hành như thế nào? Câu số 4. Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành, Anh (Chị) hãy cho biết
quan điểm của mình về các tình huống sau đây : Tình huống 1 : Phạm Lê Mai (16 tuổi), được thừa kế di sản của cha để lại là 100 triệu đồng.
Mai muốn góp vốn vào Công ty cổ phần Nhật Hoàng để tham gia hoạt động kinh
doanh. Theo Anh (Chị) :
- Mai có được góp vốn vào công ty cổ phần không? Vì sao?
- Những văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?
Tình huống 2 : Ông Nguyễn Văn An, hiện đang là Hiệu trưởng trường Phổ thông trung học
(công lập) Thuận An, Tỉnh X. Ông An có số tiền trị giá là 800 triệu đồng. Số tiền
này, Ông An không gửi tiết kiệm ở Ngân hàng mà đã đem đầu tư vào Công ty cổ phần
Thái Linh; với phần góp vốn này, Ông An đã được bầu vào Hội đồng thành viên của
công ty và giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Theo Anh (Chị):
- Ông An có được đầu tư vào Công ty Thái Linh không? Vì sao?
- Việc giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty đúng hay sai?Vì
sao?
Câu số 5: Ông A và Bà B kết hôn năm 1998. Hai ông bà có tài sản
chung trị giá 600 triệu đồng. Tháng 10/2002, ông A và bà B đứng tên hai người
đăng ký kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào các quy định của Pháp luật hiện hành. Anh (chị) hãy cho biết: - Ông A và Bà B có được thành lập doanh nghiệp không? Là loại hình doanh nghiệp
nào? Vì sao?
- Với tư cách là người tư vấn pháp luật, hãy hướng dẫn thủ tục thành lập
doanh nghiệp cho Ông A và Bà B (Nếu thành lập được doanh nghiệp).
Câu số 6: Công ty TNHH An Bình có 03 sáng lập viên là A, B và C,
trong đó A góp 200 triệu đồng, B góp 200 triệu đồng và C góp 200 triệu đồng.
Tháng 03/2010, để mở rộng ngành nghề kinh doanh, Hội đồng thành viên công ty đã
quyết định tăng vốn điều lệ của công ty lên 900 triệu đồng bằng cách tăng phần
vốn góp của các thành viên, mỗi thành viên góp thêm 100 triệu đồng nữa. Do không có sẵn tiền nên A đã vay toàn bộ 100 triệu của B để góp vào công
ty và cam kết sau 5 tháng sẽ trả. Hết hạn 5 tháng, A đã không trả được nợ cho
B. B đã đề nghị thanh toán bằng phần vốn đã góp vào công ty nhưng A không chấp
nhận. Để có tiền trả nợ, A đã đề nghị công ty mua lại phần vốn góp của mình.
Công ty An Bình đã từ chối yêu cầu trên. Do công ty không mua lại phần vốn góp
và không có tiền trả nợ, Tháng 04/2011 A đã kiện công ty tại Toà án có thẩm quyền. Dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành. Anh (chị) hãy giải quyết vụ
việc trên.
Câu số 7. Dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành. Anh (chị)
hãy cho biết quan điểm của mình về các tình huống sau: - A, B, C mỗi người góp 1 tỷ đồng để thành lập công ty cổ phần An Hải. Các
thành viên dự định sẽ phát hành toàn bộ cổ phiếu ưu đãi để thu hút vốn kinh
doanh.
- Hội cựu chiến binh tỉnh A là chủ sở hữu của công ty TNHH Bình Minh (được cấp
chứng nhận ĐKKD tháng 10/2010. Sau một thời gian hoạt động, Hội cựu chiến binh
đã quyết định rút 200 triệu đồng và sửa đổi vốn trong điều lệ của công ty.
- Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân, do điều kiện về sức khỏe không đảm bảo
nên đã quyết định bán toàn bộ doanh nghiệp cho B (cán bộ của Sở kế hoạch - đầu
tư Tỉnh X).
- Ông A và bà B có tài sản chung là 600 triệu đồng. Hai ông bà muốn Anh (Chị)
tư vấn để thành lập Doanh nghiệp tư nhân An Bình do hai ông A đứng tên kinh
doanh.
Câu số 8: A được thừa kế một biệt thự lớn nằm ở Trung tâm thành phố
T, rất thuận tiện cho việc giao dịch. A muốn sử dụng lợi thế đó để kinh doanh.
A có hai người bạn là B - kỹ sư xây dựng, hiện đang là cán bộ hợp đồng của Tổng
côg ty X và C nhà quản trị kinh doanh, hiện đang làm giám đốc Doanh nghiệp tư
nhân Y. Họ đều có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp để kinh doanh và sử dụng
biệt thự trên làm trụ sở giao dịch. A muốn góp vốn bằng phần tiền cho thuê biệt thự trong 05 năm với tiền thuê
hàng năm là 100 triệu đồng. B muốn góp vốn bằng một số máy móc xây dựng, giá ước
tính 500 triệu đồng; C muốn góp 250 triệu đồng bằng tiền mặt. Họ muốn doanh
nghiệp được thành lập phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cơ sở kinh doanh có con dấu
và trụ sở giao dịch riêng.
- Thủ tục thành lập tương đối
đơn giản, ít tốn kém.
- Hạn chế được sự thâm nhập của
người lạ vào doanh nghiệp.
- Hạn chế rủi ro cho những người
tham gia doanh nghiệp.
- Có khả năng dễ dàng huy động
vốn hoạt động.
Dựa vào các quy định của pháp luật. Anh (chị) hãy cho biết:
- A, B,C có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp không? Vì sao?
- Việc góp vốn của các thành viên có phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
- Hãy tư vấn cho họ loại hình doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp
phù hợp với yêu cầu của họ.
Câu số 9. Công ty TNHH HÒA AN có 04 thành viên trong đó: - An góp 200 triệu bằng tiền mặt (chiếm 20% Vốn điều lệ); Ba góp ngôi nhà được
định giá 200 triệu (chiếm 20% vốn điều lệ); Công góp một ôtô và một dây chuyền
công nghệ được các bên định giá là 500 triệu (chiếm 50% vốn điều lệ); Dũng góp
vốn bằng vàng tính giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn là 100 triệu đồng (chiếm
10% vốn điều lệ). Theo điều lệ, Công là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ba là
Giám đốc (là đại diện theo pháp luật của công ty), An là Phó giám đốc. Sau một
thời gian hoạt động, đã xảy ra tranh chấp giữa Công và Ba.
- Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên, là người góp vốn lớn nhất
trong công ty, Công đã ra quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm An
thay Ba. Ba không chấp nhận nên đã giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa là đại
diện theo pháp luật của công ty, Ba đã ký hợp đồng vay trị giá 1 tỷ của công ty
Nhật Hà.
- Công ty Nhật Hà đã chuyển trước số tiền cho công ty Hoà An 500 triệu (tổng
giá trị tài sản của công ty Hoà An tại thời điểm này là 1,6 tỷ đồng). Toàn bộ số
tiền này Ba đã chuyển vào tài khoản cá nhân của mình. Công đã kiện Ba yêu cầu
trả 500 triệu đồng cho công ty. Sau đó, Công ty Nhật Hà cũng đã làm đơn kiện
công ty Hoà An đòi công ty trả lại số tiền vay của công ty Nhật Hà.
Dựa vào quy định của pháp luật anh (chị) hãy giải quyết vụ việc trên.
Câu số 10 . Công ty hợp danh Phúc Lộc Thọ có 03 thành viên góp vốn
thành lập, trong đó Phúc góp 50% vốn, Lộc góp 40% và Thọ góp 10%. Sau một thời
gian, Phúc đã đề nghị chuyển phần vốn góp cho em trai là Hậu. Đồng thời, Phúc
yêu cầu công ty phải đổi tên khác không được lấy tên mình ghép vào tên công ty.
Việc đề nghị chuyển nhượng vốn của Phúc được Lộc chấp nhận nhưng Thọ không đồng
ý. - Việc yêu cầu công ty đổi tên không được các thành viên chấp nhận, vì theo Lộc
và Thọ, uy tín của công ty đã gắn liền với tên “Phúc Lộc Thọ”. Phúc không chấp
nhận, nên đã yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Dựa vào các quy định của pháp luật, Anh (chị) hãy giải quyết vụ việc trên. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ÔN TẬP LUẬT THƯƠNG MẠI 2: Câu 1. Cho ví dụ cụ thể về quan hệ hợp đồng kinh doanh- thương mại, trong
đó nêu rõ và phân tích các yếu tố: đối tượng, chủ thể, mục đích hợp đồng, hình
thức và các thoả thuận khác (nếu có). Câu 2. Thương nhân là gì? Phân tích các loại thương nhân theo pháp luật Việt
Nam. Câu 3. Cho một ví dụ về thương nhân Việt Nam và một ví dụ về thương nhân nước
ngoài. Câu 4. Cho ví dụ cụ thể về hình thức hợp đồng bằng: văn bản, lời nói, hành
vi giao dịch thực tế. Câu 5. So sánh hợp đồng kinh doanh - thương mại với hợp đồng dân sự. Câu 6. So sánh giải thể với phá sản doanh nghiệp? Câu 7. Công ty cổ phần A (trụ sở chính ở Hà nội) ký hợp đồng mua bán với
công ty TNHH B (trụ sở chính ở Hàn quốc). Khi có tranh chấp xảy ra, áp dụng luật
pháp nước nào để giải quyết tranh chấp: - Pháp luật Việt Nam.
- Pháp luật Hàn Quốc.
- Pháp luật của cả hai nước.
- Theo sự lựa chọn của hai bên.
- Áp dụng pháp luật của nước thứ
ba.
Câu 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc: - Toà án nhân dân.
- Trọng tài thương mại.
- Cả hai cơ quan đều có thẩm
quyền.
Câu 9. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết phá sản: - Toà án cấp Tỉnh.
- Toà án cấp Huyện.
- Cả hai cấp đều có thẩm quyền giải quyết tuỳ theo vụ việc.
Câu 10. Hình thức của hợp đồng kinh doanh - thương mại phải được
thể hiện bằng:
- Văn bản.
- Miệng.
- Hành vi cụ thể.
- Tất cả các hình thức trên.
Câu 11. Hợp đồng ký kết bằng văn bản có giá trị pháp lý, khi:
- Có chữ ký và đóng dấu của các
bên.
- Có chữ ký mà không cần có dấu
của các bên.
- Có dấu mà không có chữ ký của
các bên.
- Cả a và b đều đúng.
- Cả a,b,c đều đúng.
Câu 12. Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng
trọng tài có thể được giải quyết bởi:
- Một trọng tài.
- Một Hội đồng trọng tài.
- Cả hai trường hợp.
Tình huống 1: Nhân dịp tết nguyên đán, ông An chủ doanh nghiệp tư nhân
An Bình ký hợp đồng bằng văn bản với Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và
dịch vụ Hoàng Mai để mua 50 chai rượu vang Pháp. Hợp đồng trên là hợp đồng
thương mại hay hợp đồng dân sự? Phải làm rõ những nội dung gì để trả lời?
Tình huống 2: Công ty thương mại Tỉnh A ký hợp đồng mua của Công ty Dệt
Tỉnh B 50.000 mét vải các loại (trong đó có 5000 mét vải lanh và 10.000 mét vải
lụa). Trị giá số hàng là 230.000 triệu đồng VNĐ.
Theo thoả thuận, hàng được giao làm hai đợt. Đợt 1 từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 tháng 2 năm 2006, số hàng là 30.000 mét vải (trong đó có
5000 mét vải lanh và 10.000 mét vải lụa). Đợt 2 từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5
tháng 4 năm 2006: giao nốt phần còn lại. Ngày 10.1.2006, Công ty B đã giao cho A 15.000 mét vải trị giá 70 triệu đồng
(trong đó có 3000 mét vải lanh và 5000 mét vải lụa). Nhưng đến ngày 25.5.2006,
Công ty B mới giao tiếp cho công ty A 35.000 mét vải còn lại (trong đó có 2000
mét vải lanh và 5000 mét vải lụa). Công ty A chỉ nhận và thanh toán số tiền đợt
1và không thanh toán tiền hàng đợt 2. Công ty B đã kiện lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Công ty A phải thanh
toán tiền hàng đợt 2. Bằng kiến thức lý luận và thực tế, Anh (Chị) hãy cho biết:
- Hợp đồng trên có hiệu lực
không? Vì sao?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải
quyết?
- Các giải quyết cụ thể như thế
nào?
Biết rằng: Trong hợp đồng hai bên đã thoả thuận về phạt vi phạm như sau: - Vi phạm về chất lượng: phạt 6% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
- Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 0,5% trên giá trị phần hợp đồng
bị vi phạm cho phạt cho 10 ngày đầu tiên, phạt 1% cho 10 ngày tiếp theo và tiếp
tục phạt theo thời hạn vi phạm cho tới khi tổng mức phạt không vượt quá 8%.
- Vi phạm về thanh toán: áp dụng
lãi suất quá hạn của Ngân hàng nhân với thời gian chậm trả trên số tiền vi phạm.
- Không thực hiện hợp đồng: phạt
mức cao nhất là 8% trên giá trị hợp đồng bị vi phạm.
Tình huống 3: Công ty TNHH An Hoà có trụ sở tại Thành phố Huế ký hợp đồng với Công ty Cổ
phần sữa Vinamilk - trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên thoả thuận bên
Công ty An Hoà sẽ nhận cung ứng sữa độc quyền tại Huế, thời hạn là một năm. Theo Anh (Chị): - Đây là loại hợp đồng gì? Dân
sự hay kinh doanh - thương mại? Cần phải làm rõ những nội dung gì để xác định
được loại hợp đồng theo yêu cầu của đề bài?
- Thuộc lĩnh vực nào? Vì sao?
- Mua bán hàng hoá.
- Vận chuyển hàng hoá.
- Hợp đồng dịch vụ.
- Hợp đồng đấu thầu.
Tình huống 4: Tháng 3/2006, công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A tỉnh M
ký hợp đồng với công ty chuyên chế biến cao su B tỉnh N mua lốp xe ô tô các loại
trị giá 1 tỷ VNĐ. Công ty A đã ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp
đồng, ngày 1/3/2000, công ty B giao hàng đợt một cho công ty A trị giá là 400
triệu đồng. Số hàng còn lại sẽ giao tiếp vào đợt hai vào ngày 10/3/2000. Đến ngày 25/3/2000, theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng.
Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hoá không đảm bảo, do vậy đã từ chối không nhận
hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Biết rằng: Trong hợp đồng, các bên có thoả thuận: - Vi phạm về chất lượng hàng
hoá, phạt 6% trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
- Không thực hiện hợp đồng, phạt
8% trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Dựa vào kiến thức lý luận và thực tiễn, Anh (Chị) hãy cho biết: - Hợp đồng trên có hiệu lực
không? Vì sao?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải
quyết?
- Hướng giải quyết như thế nào?
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét