Pháp luật Kinh tế

KIẾN THỨC PHÁP LUẬT :

Chương I- Những vấn đề lý luận chung về Luật kinh tế

  • Khái niệm luật kinh tế
  • Chủ thể của Luật kinh tế
  • Vai trò của Luật kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân

Câu hỏi ôn tập (14):

    • Câu 1. Khái niệm Luật kinh tế? Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế?
    • Câu 2. Thể nhân là gì? Pháp nhân là gì? Điều kiện để thể nhân, pháp nhân trở thành chủ thể của Luật Kinh tế?
    • Câu 3. Nêu và phân tích vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh tế quốc dân?

Chương II- Chế định pháp lý của các loại hình doanh nghiệp

  • Chế định pháp lý của doanh nghiệp nhà nước
  • Chế định pháp lý về doanh nghiệp tập thể (HTX)
  • Chế định pháp lý về Công ty
  • Chế định pháp lý về doanh nghiệp tư nhân
  • Chế định pháp lý về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Câu hỏi ôn tập (65):

    • Câu 1. Khái niệm doanh nghiệp? Phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp?
    • Câu 2. Trình tự thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp?
    • Câu 3. Những trường hợp không được thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp?
    • Câu 4. Phân tích các điều kiện thành lập DN theo quy định của pháp luật
    • Câu 5. So sánh Công ty TNHH có hai thành viên trở lên với Công ty HD về tổ chức, đặc điểm, chế độ thành lập và tổ chức quản lý?
    • Câu 6. So sánh Công ty TNHH một thành viên với DNTN về tính chất, đặc điểm, chế độ thành lập và tổ chức quản lý?
    • Câu 7. So sánh giữa thể nhân và pháp nhân?
    • Câu 8. So sánh Công ty TNHH và Công ty cổ phần?
    • Câu 9. So sánh Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp tu nhân?
    • Câu 10. So sánh các điểm giống nhau và khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu, cho các ví dụ minh họa?
    • Câu 11. Phân biệt DN tư nhân và hộ KD
    • Câu 12. Khái niệm đặc điểm của công ty hợp danh. Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
    • Câu 13. Phân tích quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản lý DN

Bài tập

Bài 1: Công ty TNHH Ban Mai có trụ sở tại thị xã H tỉnh X, đã được sở kế hoạch đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng nhận ĐKKD năm 2007, gồm 4 thành viên, Ông Hoàng góp 20% vốn điều lệ, Ông Đức 25%, ông Sơn 45% và bà Hoa 10%. Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp Luật DN 2014. Theo thoả thuận, ông Hoàng là chủ tịch hội đồng thành viên, ông Sơn là giám đốc và là người đại diện trước pháp luật của Công ty . Để thông qua việc sửa đổi điều lệ công ty, ông Hoàng đã triệu tập hội đồng thành viên vào ngày 23/06/2008 theo đúng trình tự, thủ tục, Phiên họp chỉ có ông Hoàng, ông Sơn và bà Hoa tham dự. Quyết định sửa đổi Điều lệ cty được ông Sơn và bà Hoa biểu quyết thông qua. 

HỎI: Quyết định sửa đổi Điều lệ Công ty đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao?

Bài 2: Công ty CP TM Phước Vĩnh ( trụ sở chính tại TP Biên Hoà, Đồng Nai) được cấp GCN ĐKKD năm 2006. Công ty gồm 5 cổ đông: Quang giữ 20% Cphần, Bảo 25%, Chiến 30%, Dũng 15% và Tiến 10%. Hội đồng quản trị bao gồm Bảo, Chiến và Quang. Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp với LDN 2014. Ngày 25/12/2006. Bảo với tư cách chủ tịch hội đồng quản trị đã triệu tập phiên họp đại hội đồng cổ đông để quyết định về việc sửa đổi điều lệ Công ty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ nhưg chỉ có Quang, Bảo Dũng và Tiến tham dự. Quang Bảo và Tiến đã biểu quyết nhất trí sửa đổi điều lệ.

HỎI:

1. Quyết Định sửa đổi điều lệ này đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao?

2. Tháng 3/2008, Công ty bị tuyên bố phá sản. Hỏi: Quang có thể đứng ra thành lập ngay 1 DN mới được hay ko? Vì sao?

Bài 3: Công ty Hợp danh X gồm 5 thành viên hợp danh. Ông Quân góp 10%, ông Bảo 25%, ông Chiến 10%, ông Dũng 15%, ông Hùng 10%. Bà Cúc (cán bộ hưu trí) là thành viên góp vốn của công ty góp 30%. Điều lệ Công ty quy định giống như luật DN. Ngày 25-03-2007, ông Bảo với tư cách chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giàm đốc cty đã triệu tập phiên họp Hội đồng thành viên để quyết định về dự án đầu tư mới của cty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ, tất cả thành viên của cty đã tham dự, nhưng khi thông qua quyết định chỉ có ông Quân, ông Chiến, ông Dũng và ông Hùng biểu quyết nhất trí sửa đổi điểu lệ.

HỎI : Quyết định này đã được thông qua hay chưa? Vì sao?

Bài 4. Công ty TNHH Phương Nam (trụ sở chính tại TP Nha Trang, K.Hoà) đã đký thành lập năm 2006 với mức vốn điều lệ 1tỷ. theo bản cam kết góp vốn của các tviên khi đký thành lập Công ty thì tỉ lệ góp vốn như sau: ông Dũng 300tr, đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pluật của Công ty, Bà Mơ 200tr và là chủ tịch hội đồng thành viên, Bà Hường 300tr, ông Quân 200tr. Điều lệ Công ty hoàn toàn phù hợp với Luật DN 2005. tháng 3/2007, Hội đồng thành viên họp để xem xét trách nhiệm của GĐ trong việc điều hành hoạt động cty ko có hiệu quả. Ông Quân và bà Mơ đã bỏ phiếu bãi miễn chức danh giám đốc của ông Dũng và bầu bà Hường làm giám đốc.

HỎI:

    • 1. Nhận xét về quyết định của hội đồng thành viên.
    • 2. Do Công ty tiếp tục thua lỗ ko thanh toán được nợ, đầu năm 2008 các chủ nợ của Công ty quyết định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hãy xác định toà án có thẩm quyền giải quyết.
    • 3. Tài sản của Công ty Phương Nam chỉ còn đủ trả cho 2/3 số nợ của Công ty. Hỏi các thành viên có phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của Công ty không? Vì sao?

Chương III- Chế định pháp lý về hợp đồng kinh tế (68)

  • Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng kinh tế
  • Ký kết hợp đồng kinh tế
  • Thực hiện hợp đồng kinh tế
  • Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu
  • Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng kinh tế

Câu hỏi ôn tập (77):

    • Câu 1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng kinh tế?
    • Câu 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng?
    • Câu 3. Phân biệt Hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự?
    • Câu 4. Chủ thể hợp đồng dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, hình thức của hợp đồng dân sự?
    • Câu 5. Phân tích các điều kiện để Hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật?
    • Câu 6. Phân tích các trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu, hậu quả pháp lý và các biện pháp xử lý?
    • Câu 7. Nội dung trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế? Sự giống và khác nhau giữa các hình thức trách nhiệm vật chất?
    • Câu 8. So sánh chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài huỷ bỏ hợp đồng trong KD, thương mại

Bài tập 

Bài 1. A đặt cọc 50 triệu đồng để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua nhà của B. Trị giá ngôi nhà là 500 triệu đồng, A đã thanh toán cho B là 400 triệu đồng và hai bên thỏa thuận 50 triệu còn lại A sẽ thanh toán nốt sau khi đã hoàn tất thủ tục sang tên. Nhưng sau đó, B lại đổi ý không muốn bán nhà cho A nữa và không chịu hoàn tất các thủ tục sang tên. Hãy đưa ra hướng giải quyết cho tình huống trên.

Bài 2. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Đức (trụ sở chính tại thành phố Hà Nội) có ngành nghề kinh doanh là: Mua bán hàng tư liệu sản xuất, hàng tư liệu tiêu dùng; phụ tùng ô tô xe máy các loại; đại lý mua bán, lý gửi hàng hoá. Tổng công ty da giày Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính tại Hà Nội. Chi nhánh của Tổng công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: sản xuất giày dép và các sản phẩm bằng da, giả da, nhựa, cao su; hàng dệt may; hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng khác; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh. Đầu năm 2006, công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Đức (gọi tắt là Bên mua) do ông Nguyễn Trọng Hiển - Giám đốc công ty làm đại diện và Chi nhánh Tổng công ty da giày Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bên bán) do bà Vũ Ngân Giang - Giám đốc chi nhánh làm đại diện (theo giấy uỷ quyền số369/TCT-DGVN ngày 10/4/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty da giày Việt Nam ) ký kết hợp đồng mua bán số 001/LX. Hợp đồng có nhiều điều khoản cụ thể, trong đó đáng lưu ý các nội dung quan trọng sau đây:

1. Bên bán bán cho bên mua một lô hàng gồm 20 loại phụ tùng của xe tải IFA - W50 (có phụ lục chi tiết kèm theo); hàng được sản xuất công nghiệp tại Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ), hàng mới 100%.

2. Giá cả từng loại phụ tùng được quy định chi tiết trong phụ lục kèm theo hợp đồng và được tính theo giá đô-la Mỹ. Tổng giá trị hợp đồng là 300.000 đô-la Mỹ; hàng được phép giao nhiều đợt, trong đó đợt giao hàng đầu tiên trị giá 100.000 đô-la Mỹ.

3. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên mua phải ứng trước 25.000 đô-la Mỹ. Số tiền hàng còn lại phải thanh toán đầy đủ trong vòng 30 ngày, kể từ ngày giao hàng. Nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, bên mua phải chịu phạt 0,1% một ngày chậm thanh toán.

4. Địa điểm giao hàng là cảng Hải Phòng; khi hàng đến cảng Hải Phòng, bên bán làm lệnh giao hàng cho bên mua kèm bộ chứng từ hoàn hảo để bên mua thanh toán tiền và nhận hàng.

5. Ngày giao hàng cụ thể sẽ được bên bán thông báo cho bên mua trước 5 ngày, tính đến ngày giao hàng.

6. Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải nộp khoản tiền phạt hợp đồng là 10% giá trị hợp đồng; các bên không được viện dẫn bất kỳ lý do nào, kể cả lý do bất khả kháng để miễn trách nhiệm tài sản.

7. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hoà giải được với nhau sẽ được giải quyết tại TAND thành phố Hồ Chí Minh.

Hỏi: 

1. Xác định chủ thể của hợp đồng nói trên?

2. Hợp đồng trên đã có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật chưa?

3. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên? Nêu nguyên tắc áp dụng các văn bản đó?

4. Có điều khoản nào của văn bản trái với quy định pháp luật hiện hành hay không? Nếu có hãy sửa lại cho đúng.

Bài 3. Ngày 15.10.2007, Công ty TNHH A (kinh doanh nhà) (Gọi là bên A) ký hợp đồng với công ty hợp danh B (Bên B) kinh doanh dịch vụ tư vấn pháp lý và môi giới bất động sản để nhờ bên B giới thiệu bán hộ 10 căn hộ mà bên A đã xây dựng xong. Họ thỏa thuận giá bán mỗi căn hộ là 3 tỷ đồng, hợp đồng có hiệu lực 4 tháng kể từ ngày kí, thù lao dịch vụ công ty B được hưởng là 30 triệu đồng/ 1 căn hộ bán được. Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, công ty B đã tiếp xúc và giới thiệu việc bán 10 căn hộ cho một số khách hàng, trong đó có ông X. Đến ngày 15.2.2008, những căn hộ này vẫn chưa bán được nhưng 2 bên thỏa thuận bằng văn bản việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Ngày 20.4.2008, Công ty B thông bao bằng điện thoại cho công ty A có khách hàng là ông X muón mua 2 căn hộ với giá là 2.8 tỷ đồng/ 1 căn hộ. Công ty A đồng ý bán với giá này. Trước ngày công ty A dự định ký hợp đồng bán căn hộ với ông X thì công ty A có nghi ngờ Công ty B đã hành động không vì lợi ích của mình và phát hiện công ty B đã có ý định cùng ông X bán căn hộ đó cho người khác để lấy phần chênh lệch chia nhau.

Hỏi:

1. Giữa Công ty A và Công ty B đã phát sinh quan hệ pháp lý gì?

2. Công ty B có những nghĩa vụ gì với công ty A? Công ty B có vi phạm nghĩa vụ với công ty A hay không?

3. Công ty A làm thế nào để có thể chấm dứt quan hệ này một cách hợp pháp? Trách nhiệm của các bên như thế nào sau khi hợp đồng chấm dứt

Chương IV- Chế định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (81)

  • Khái quát chung về tranh chấp kinh tế trong kinh doanh
  • Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Câu hỏi ôn tập:

    • Câu 1. Tranh chấp trong kinh doanh là gì? Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh?
    • Câu 2. Trình bày hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua Tòa án?
    • Câu 3. Trình bày hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua trọng tài thương mại?
    • Câu 4. Phân biệt tố tụng trọng tài và tố tụng toà án trong giải quyết tranh chấp KD, thương mại.

Bài tập

Ngày 6/1/2008 ông Hòa ký kết HĐ số 1 mua 1 căn hộ thuộc phố K tỉnh C của công ty xây dựng và kinh doanh nhà Thành Đô.Ngày 20/7/2008 khi đến nhận thì ông Hòa phát hiện chất lượng ngôi nhà ko đảm bảo như hợp đồng.Sau đó ông Hòa đã có đơn khởi kiện công ty Thành Đô tại tòa án nhân dân tỉnh C (nơi công ty C đặt trụ sở chính). Công ty Thành Đô phản đối thẩm quyền giải quyết của tòa vì cho rằng trong hợp đồng 01 có ghi rõ hai bên thỏa thuận mọi tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài Đất Việt.

    • Hỏi trung tâm Trọng tài Đất Việt có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên ko? Vì sao?
    • TAND tỉnh C thụ lý vụ án của ông Hòa có đúng pháp luật ko? tại sao?

Chương V- Chế định pháp lý về phá sản doanh nghiệp (97)

  •  Khái quát về phá sản và quy định về phá sản 

Câu hỏi ôn tập:

    • Câu 1. Khái niệm phán sản doanh nghiệp? So sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp?
    • Câu 2. Phạm vi áp dụng luật phá sản 2014?
    • Câu 3.Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
    • Câu 4. Phân tích vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay?
    • Câu 5. Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành?
    • Câu 6.Thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản phá sản? Hậu quả pháp lý của việc tuyên phá sản?

Bài tập 

Bài 1. Công ty cổ phần x bị mở thủ tục phá sản . Các khoản nợ gồm :

- Nợ A 1,5 tỉ , bảo đảm bằng tài sản trị giá 2 tỉ .

- Nợ B 0.5 tỉ .

- Nợ người lao động 0,4 tỉ

- Nợ C 0,6 tỉ .

- Nợ D 2 tỉ , có bảo đảm bằng tài sản trị giá 1 tỉ .

- Nợ E 0,3 tỉ .

- Nợ F 0,1 tỉ .

Hãy thanh toán các khoản nợ trên theo quy định của luật phá sản . Biết chi phí phá sản là 0,2 tỉ , tài sản còn lại của doanh nghiệp là 5,4 tỉ kể cả tài sản bảo đảm .

Bài 2: Công ty (CT) cổ phần X có trụ sở ở Quận 3, bị các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hãy xác định :

1. Các chủ nợ đó là những loại chủ nợ nào ? họ nộp đơn ở đâu ?

2. Nếu CT phát hành trái phiếu thì khi bị phá sản , giữa cổ đông và người sở hữu trái phiếu, ai được thanh toán trước ?

3. Xác định thành phần tài sản (TS) của CT X theo các dữ liệu, biết tổng TS theo Tổ quản lý và thanh lý TS tính toán là 3,45 tỷ đồng ( bao gồm TS thế chấp ):

- nợ ngân hàng ACB 2 tỷ đồng ( có TS thế chấp 2 tỷ )

- nợ Ct M 400 triệu đồng ( có TS thế chấp 200 triệu )

- nợ người lao động 800 triệu đồng

- nợ thuế 100 triệu đồng

- nợ ông A 500 triệu đồng ( không có TS đảm bảo )

- chi phí phá sản 50 triệu đồng.

Bài 3 : Công ty ( CT ) TNHH A , trụ sở tại quận 2, bị người lao động nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Hỏi :

1. CT A có tự mình ra quyết định tuyên bố phá sản được không? tại sao?

2. Nếu có khoản nợ phải trả vào ngày 1/5/2012, nhưng doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vào ngày 15/12/2011 thì khoản nợ trên được trả vào ngày nào ? khi thanh toán thì có khác các khoản nợ đến hạn khác hay không ?

3. Nếu DN được thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng có khi nào DN vẫn bị tuyên bố phá sản không ? giải thích ?

4. Hãy thanh lý TS của DN, biết tổng TS là 400 triệu đồng, không tính TS thế chấp:

- nợ lương 100 triệu đồng

- nợ điện , nước, mạng , điện thoại : 50 triệu đồng

- chi phí phá sản 50 triệu đồng

- nợ ông A 300 triệu , TS thế chấp trị giá ngang bằng

- nợ ông B 500 triệu , TS thế chấp 700 triệu đồng

- Nợ ông C 600 triệu , nợ ông D 250 triệu , cả hai đều ko có TS bảo đảm.  

VIDEO :
(đang cập nhật)
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN :
  1. Doanh nghiệp (Xem danh mục văn bản)
  2. Hợp tác xã (Xem danh mục văn bản)
  3. Tổ hợp tác (Xem danh mục văn bản)
  4. Hòa giải ở cơ sở (Xem danh mục văn bản)
  5. Phá sản (Xem danh mục văn bản)
  6. Trọng tài thương mại (Xem danh mục văn bản)
  7. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Xem danh mục văn bản)
  8. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng(Xem danh mục văn bản)
  9. Cạnh tranh (Xem danh mục văn bản)
  10. Quản lý ngoại thương (Xem danh mục văn bản)
  11. Chứng khoán (Xem danh mục văn bản)
  12. Đầu tư công (Xem danh mục văn bản)
  13. Một số hoạt động kinh doanh đặc thù (Xem danh mục văn bản)
  14. Thương mại (Xem danh mục văn bản)

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét